Những điều cần biết về tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng. Nếu không kịp thời điều trị, tiêu xương hàm có thể gây lệch khớp cắn, méo miệng rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân bị tiêu xương hàm là gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Bắc Ninh tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Tiêu xương hàm còn gọi là bệnh tiêu xương ổ răng, gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới. Tình trạng này xảy ra khi mật độ, chất lượng xương hàm bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, khiến nướu bị teo lại, gương mặt bị méo, lão hóa, chảy xệ và ảnh hưởng lớn tới khớp cắn.

2. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm

Có khá nhiều nguyên nhân làm cho các răng trên cung hàm bị tiêu xương, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay

2.1 Tiêu xương do mất răng

Tiêu xương răng: Những điều cần biết | Vinmec

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho xương hàm bị tiêu giảm nhanh chóng.

Một chiếc răng bị mất đi được ví như nhổ một cái cây khỏi mặt đất, lúc này sẽ tạo một hõm sâu trong xương hàm. Sau một thời gian, xương hàm ở các vị trí kế cận sẽ có xu hướng “chảy” về phía răng thật đã mất, nhằm lấp đầy khoảng trống kia, làm cho mật độ xương trở nên thưa và xốp hơn trước. Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.

Bên cạnh đó, xương hàm tự nhiên phát triển nhờ vào hoạt động ăn nhai hằng ngày. Khi răng thật mất, phần lực kích thích xương hàm đã mất nên chúng cũng dần tiêu biến đi.

2.2 Tiêu xương sau khi niềng răng

Tiêu xương khi niềng răng là một trong những trường hợp tiêu xương khá phổ biến. Nguyên nhân là do trong quá trình niềng răng, không vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tạo điều kiện cho các vụ thức ăn bám lên răng. Các mảng bám này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại cho răng phát triển, lâu dần gây nên các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu…

Các ổ vi khuẩn này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ lan vào xương gây nên tình trạng tiêu xương hàm.

2.2 Tiêu xương do viêm nha chu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm hay gặp nhất đó là do viêm nha chu. 

Viêm nha chu không chỉ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, mà lâu dần bệnh diễn biến nặng sẽ khiến phần xương hàm bị tiêu giảm đi.

3. Hậu quả của tiêu xương hàm

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? - My Auris

Hậu quả của tiêu xương hàm gây ra những tác hại to lớn như: 

  • Về sức khỏe: Khiến cho số lượng xương bị tiêu đi đáng kể, dẫn đến hiện tượng tụt nướu. Lúc này, vi khuẩn có cơ hội phát triển, xâm nhập vào trong các răng và gây nên hiện tượng đau đầu hoặc nhiều ảnh hưởng khác. 
  • Về ăn nhai: Tiêu xương hàm làm giảm khả năng ăn nhai do lệch khớp cắn bởi các răng kế cạnh đổ về hướng răng bị mất. Các răng còn lại cũng lung lay, dễ rụng hơn và khiến cho quá trình này gặp nhiều khó khăn. 
  • Về chức năng thẩm mỹ: Tiêu xương hàm khiến cho da chùng xuống, má hóp vào trong, trông gương mặt thiếu sức sống và trở nên già nua. Thậm chí, tiêu xương hàm nặng cũng có thể làm cho gương mặt biến dạng.
  • Gây khó khăn trong quá trình điều trị: Do số lượng xương càng ngày càng giảm nên khó khăn trong việc điều trị mất răng. Khi sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ thì chỉ một thời gian sau phải thay mới. Hoặc khi trồng Implant, mật độ xương không đủ sẽ không thể thực hiện được, buộc phải ghép xương.

4. Cách điều trị  và phòng tránh tiêu xương hàm

4.1 Cách điều trị tiêu xương răng bằng trồng Implant

Phẫu thuật cấy ghép Implant: Giải pháp tối ưu cho người bị mất ...

Mặc dù sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ sẽ giúp phục hình răng mất nhanh chóng và chi phí rẻ, nhưng lại không ngăn chặn được tình trạng răng bị tiêu xương. Chỉ có duy nhất phương pháp trồng răng Implant là khắc phục được tình trạng này. là khắc phục được tình trạng này.

Các trụ Implant được cấy vào trong xương hàm, giúp thay thế cho vị trí răng thật đã mất. Trong quá trình ăn nhai, nhờ có chân răng Implant sẽ tạo ra lực tác động lên xương hàm và kích thích xương hàm phát triển. Từ đó ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.

Răng Implant chỉ cần trồng 1 lần nhưng thời gian sử dụng là vĩnh viễn, giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Trường hợp khi xương hàm đã bị tiêu biến, bạn phải cấy ghép xương sau đó mới thực hiện trồng Implant. 

4.2 Cách phòng tránh tiêu xương hàm

Tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, chính vì thế, bạn cần có thói quen chăm sóc răng miệng một cách khoa học. Giúp ngăn ngừa các bệnh lý có thể dẫn tới tiêu xương như: viêm nướu, viêm nha chu… 

Hơn nữa, nếu như trước khi niềng răng, bạn gặp phải các vấn đề răng miệng như viêm nướu, áp xe răng… thì trước tiên cần phải điều trị dứt điểm, sau đó mới tiến hành niềng răng.

Nên đánh răng sau khi ăn bao lâu là tốt nhất cho răng? | Nha Khoa ...

Để ngăn ngừa tiêu xương hàm trong quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày, bạn cần: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm. Thường xuyên thay bàn chải định kỳ, khoảng 3-4 tháng/lần, hoặc khi nhìn thấy đầu bàn chải bị tòe thì phải thay ngay.
  • Kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch răng ở những vị trí mà bàn chải không lấy đi được.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo… để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại cho răng phát triển, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin… nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khám răng định kỳ tại các nha khoa uy tín để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng, đồng thời đưa ra biện pháp xử lý nếu có vấn đề phát sinh. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Bắc ninh để được tư vấn bởi các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm.