Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, là phương pháp chỉnh nha “giấu” các mắc cài vào trong, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp. Một số trường hợp không thể áp dụng niềng răng mắc cài kim loại mặt trong như bị bệnh lý về máu, máu khó đống, bọc răng sứ quá nhiều…

Niềng răng mắc cài mặt trong là gì? 

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại cao cấp nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.

nieng-rang-mac-cai-mat-trong

Đây là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, các khí cụ nha khoa kèm theo để  tác động lực từ mặt răng bên trong. Mục đích của phương pháp này là nhằm nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mình mong muốn trên cung hàm. Theo đó, phương pháp này cố tình “giấu” những mắc cài vào bên mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp ngay cả trong quá trình đeo niềng.

Tương tự như chỉnh nha từ mặt ngoài, niềng răng mặt trong có thể sử dụng bộ mắc cài bằng kim loại hoặc bằng sứ kết hợp với hệ thống dây cung và thun đảm bảo cố định, tạo lực kéo cho quá trình niềng răng. Tuy nhiên, ở phương pháp niềng răng mặt ngoài, thường thì khách hàng sẽ lựa chọn mắc cài được làm từ sứ vì nó trùng với màu răng hoặc trong suốt, còn mặt trong thì mắc cài thường được làm từ kim loại.

Những lý do nên lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng Răng Mặt Trong Có Tốt Không - Hiệu quả 2 trong 1

Niềng răng mắc cài mặt trong được nhiều người lựa vì những ưu điểm như sau:

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi) được ví von như một “nghệ thuật giấu” mắc cài vào phía trong của hàm răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng điều trị. Đối với những người thường xuyên xuất hiện trước đám đông, hoặc làm công việc thường xuyên giao tiếp, giới nghệ sĩ, MC… thì phương pháp này rất phù hợp.

Bạn sẽ không phải bị “làm phiền” vì những thắc mắc: “Bạn đang niềng răng à?, Sao lại niềng răng thế? Niềng răng bao lâu rồi? Niềng răng có đau không?…”. Với phương pháp này, người đối diện rất khó biết được bạn đang niềng răng, trừ khi bạn “tiết lộ”. Do đó lý do đầu tiên để nhiều người lựa chọn phương pháp này là giúp quá trình chỉnh răng không ảnh hưởng đến công việc, đảm bảo vấn đề thẩm mỹ và sự tự tin cho người chỉnh nha.

Hiệu quả chỉnh nha cao

Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong có hiệu quả chỉnh nha cao, giúp khắc phục các khiếm khuyết về răng như hô, móm, thưa, lệch lạc… Lực tác dụng từ hệ thống dây cung gắn trên  mắc cài tạo giúp nắn chỉnh răng bị lệch về đúng vị trí và phát triển ổn định trên hàm.

Áp dụng cho nhiều trường hợp bị khiếm khuyết về răng

Niềng răng mặt trong áp dụng được cho mọi trường hợp khiếm khuyết về răng như móm, vẩu, lệch khớp cắn… Phương pháp này được sử dụng để khắc phục những ca chỉnh răng từ trung bình, khó đến phức tạp, mang lại cho khách hàng hàm răng đều, đứng khớp cắn và nụ cười tự tin.

Chính vì những ưu điểm này là niềng răng mắc cài kim loại mặt trong rất được ưu chuộng để cải thiện những vấn đề về răng.

Hạn chế của niềng răng mặt trong 

Bên cạnh những lợi ích vượt trội về thẩm mỹ niềng răng mặt trong vần tồn tại một số yếu điểm:

Cảm giác vướng víu, khó chịu

Thời gian đầu, người niềng có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi ăn uống, cảm giác vướng víu, khó chịu vì có thêm một bộ niềng nằm bên trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn có thể quen dần với bộ dụng cụ niềng răng này.

Khó vệ sinh răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài mặt trong sẽ khó khăn hơn, các vụn thức ăn khó được làm sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, khi niềng răng mặt trong bạn cần phải chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng, tốt nhất là nên đến nha khoa để được vệ sinh tốt hơn.

Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong áp dụng với những trường hợp nào?

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong áp dụng cho tất cả các trường hợp chỉnh nha từ trẻ nhỏ đến người lớn bị các khiếm khuyết răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

  • Răng Hô: Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu là tình trạng răng hàm trên mọc chìa và vẩu ra ngoài so với bình thường là cho khuôn mặt nhìn tổng thể nhổ lên mất cân đối và thẩm mỹ. Có thể dùng niềng răng mắc cài kim loại mặt trong để khắc phục tình trạng răng bị Hô, đảm bảo đúng khớp cắn, ăn nhai thuận lợi hơn.
  • Răng Móm: Răng móm là dạng sai khớp cắn ngược (cung răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên) làm cho gương mặt trong như bị gãy khi nhìn nghiêng. Niềng răng mắc cài kim loại được gắn vào mặt trong răng giúp nắn chỉnh hai hàm trên dưới đều và đúng khớp cắn, cải thiện tình trạng răng móm kém duyên.
  • Răng Thưa: Là tình trạng những chiếc răng nằm xa cách nhau trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ hoặc khó khăn khi ăn nhai, những mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt giữa các kẽ răng, khó làm sạch, trở thành ổ chứa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nha chu. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi giúp can thiệp và kéo các răng xa cách sát lại gần nhau đảm bảo thẩm mỹ, khớp cắn và chức năng ăn nhai. 
  • Răng Lệch lạc: Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, những răng không sắp xếp thẳng hàng trên dưới, đảm bảo cân đối và đúng khớp cắn. Răng mọc lệch lạc có thể khắc phục nhờ niềng răng mắc cài kim loại mặt trong để kéo những răng mọc lộn xộn về ngay hàng thẳng lối hơn, ăn nhai tốt, phát âm chuẩn và cười tự tin hơn. 

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại mặt trong.

Khám tổng quát, chụp phim, tư vấn điều trị

Bác sĩ sẽ khám răng – miệng tổng quát, lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong và ngoài mặt để tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng sau đó lên kế hoạch điều trị cho bạn.

Giai đoạn gắn khí cụ

Trước khi gắn mắc cài kim loại mặt trong, bác sĩ sẽ gắn các loại khí cụ để hỗ trợ quá trình niềng răng sau này như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu…

Giai đoạn gắn mắc cài kim loại mặt trong

Mắc cài sẽ được gắn ở bề mặt trong của răng, dây cung sẽ nằm trong các rãnh mắc cài để tạo siết giúp răng di chuyển.

Quy trình gắn mắc cài kim loại mặt trong:

  • Bước 1: Đánh bóng nhẹ các mặt răng của bạn.
  • Bước 2: Dùng banh miệng bằng nhựa kéo hai má ra hai bên, làm khô răng và bôi lên bề mặt răng keo nha khoa đặc biệt để giữ các mắc cài trên răng.
  • Bước 3: Mắc cài bằng kim loại mặt trong và keo sẽ cứng lại nhanh chóng nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Sau đó, mắc cài được đặt chắc chắn trên răng, dây cung được đặt trên rãnh mắc cài và được cố định bằng thun chuyên dụng.

Sau đó, định kỳ từ  3 – 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để khám lại và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn trong quá trình niềng răng.

Giai đoạn hoàn thiện

Màu vàng đỏ trong khoang miệng sau nhổ răng khôn

Sau một thời gian đeo mắc cài kim loại mặt trong và dây cung, răng đã sắp xếp đều và ổn định. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và chuyển sang đeo hàm duy trì cho bạn.

Sau đó, bạn cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng.

Trên đây là các thông tin cơ bản về niềng răng mắc cài trong. Nếu như bạn có thắc mắc cũng như câu hỏi nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí, thân thiện bởi các bác sỹ uy tín hơn 15 năm kinh nghiệm tại Nha Khoa Bắc Ninh.