Các phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay

Mất răng là sự cố ngoài ý muốn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của mọi người. Sự thành công của nha khoa hiện đại ngày nay không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của các phương pháp trồng răng – thay thế răng mất.

Mỗi phương án có ưu điểm – nhược điểm khác nhau, cân nhắc nhu cầu của bản thân cùng với sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng “cổ điển” nhất thay thế một hay nhiều răng mất, với phục hình cầu răng bao gồm nhiều mão răng được đúc liền với nhau và dán cố định vào hai răng trụ kế bên vùng bị mất răng bằng cement nha khoa chuyên dụng mà chỉ có nha sĩ mới có thể tháo ra được.

Bị hôi miệng sau làm cầu răng sứ phải làm sao? - Nha Khoa Quốc Tế ...

uy trình trồng răng bằng cầu răng sứ:

Phương pháp cầu răng sứ cần có hai răng kế bên vùng mất răng làm trụ nâng đỡ cầu răng.

  • Sửa soạn răng: Hai răng trụ được mài đi một lượng vừa đủ để có thể nâng đỡ cầu răng.
  • Lấy dấu răng: Nha sĩ lấy dấu răng bệnh nhân sau khi mài cùi răng và dấu răng được gửi đến labo để chế tạo cầu răng sứ
  • Nha sĩ đặt cầu răng tạm
  • Trong lần hẹn tiếp theo, nha sĩ tháo cầu răng tạm, đeo cầu răng sứ hoàn chỉnh cho bệnh nhân, sau khi kiểm tra khớp cắn, thực hiện các điều chỉnh cần thiết, nha sĩ tiến hành các bước hoàn tất dán cầu răng cố định vào cùi răng bằng cement chuyên dụng.

Ưu điểm:

  • Phục hồi hình dáng, cảm nhận và thực hiện chức năng tương đương răng thật
  • Không cần tháo ra để vệ sinh
  • Chi phí kinh tế hơn so với răng implant
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong 2 lần hẹn với nha sĩ

Nhược điểm:

  • Ảnh hưởng đến 2 răng kế bên răng mất, 2 răng bên cạnh sau khi mài cùi răng không thể phục hồi hình dạng nguyên vẹn như ban đầu
  • Vệ sinh răng phức tạp
  • Không thể ngăn cản tình trạng tiêu xương do mất chân răng

Cấy ghép răng implant

Là sự lựa chọn phù hợp dành cho tất cả các trường hợp – mất 1 răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm. Cấy ghép implant là phẫu thuật đặt trụ implant vào xương hàm, tận dụng sự tích hợp của implant vào xương hàm thành một khối thống nhất bền vững làm trụ cho phục hình hàm giả bên trên.

Quy Trình Cấy Ghép Răng Implant Đúng Tiêu Chuẩn? - Nha Khoa 68

Cấu trúc răng Implant hoàn toàn tương tự răng tự nhiên:

  • Chân răng nhân tạo implant bằng titanium cấy ghép trong xương ổ răng thay thế chân răng tự nhiên
  • Phục hình răng giả tự nhiên như răng thật đặt cố định bên trên

Quy trình:

  • Phẫu thuật đặt trụ implant: Bác sĩ Implant cấy ghép Implant vào xương ổ răng làm chân răng nhân tạo. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau và khó chịu sau phẫu thuật, cảm giác này sẽ mất đi trong thời gian ngắn
  • Thời gian đặt trụ lành thương: kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào sức khỏe bệnh nhân và điều kiện xương ổ răng. Implant tích hợp hoàn toàn chặt chẽ vào xương ổ răng, tạo thành một khối thống nhất nâng đỡ phục hình bên trên
  • Gắn phục hình răng giả/ hàm giả; Răng sứ giả/ hàm giả được đặt cố định lên trên implant bằng vít hoặc keo dán chuyên dụng, khôi phục hình thức, chức năng như răng thật

Ưu điểm:

  • Cấu trúc răng implant tương tự răng tự nhiên, hoàn thiện hình dáng, chức năng và cảm giác chân thật như răng của chính bệnh nhân
  • Hoàn toàn không gây bất kỳ tổn hại nào lên các răng kế bên
  • Tuổi thọ cao, kéo dài cả đời
  • Chân răng nhân tạo implant ngăn cản quá trình tiêu xương do mất răng, mang lại vẻ trẻ trung, tự tin cho bệnh nhân

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Không phải ai cũng là đối tượng phù hợp cấy ghép Implant, bệnh nhân phải có thể trạng sức khỏe tốt, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu,… không thể thực hiện cấy ghép implant
  • Thời gian điều trị lâu hơn các phục hình khác

Răng giả tháo lắp

Phục hình răng giả tháo lắp là biện pháp thay thế răng mất đơn giản và tiết kiệm nhất, thường được sử dụng phổ biến trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng (hàm giả bán phần) hoặc mất răng toàn hàm (hàm giả toàn phần).

Cấu trúc hàm giả tháo lắp thông thường:

  • Các răng giả được gắn trên nền nhựa có màu hồng giống màu nướu
  • Bên trong nền hàm là khung kim loại chắc chắn
  • Có các móc gài liên kết giữ khung hàm giả với hàm tự nhiên

Sử dụng hàm giả tháo lắp đúng cách:

  • Cần thời gian nhất định để bệnh nhân quen với sự tồn tại của hàm giả tháo lắp. Khi mới sử dụng, cảm giác lạ lẫm và sự khít chặt quá mức đôi khi gây khó chịu và phiền toái, sau vài tuần sử dụng, cảm giác khó chịu sẽ không còn.
  • Tuyệt đối không nên dùng lực cắn chặt hai hàm để cố định hàm đúng vị trí, lực tác dụng mạnh có thể gây ra gãy vỡ hàm giả
  • Không nên đeo hàm giả liên tục trong 24 giờ. Nên tháo ra vệ sinh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và đeo lại vào buổi sáng
  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên để phát hiện kịp thời những vấn đề về tiếp xúc giữa các răng hoặc những vùng đau, khó chịu và điều chỉnh những bất tiện
  • Theo thời gian do lão hóa, hàm thật bị thoái hóa và không còn vừa với hàm giả, gây ra tình trạng lỏng, nứt, vỡ… cần can thiệp điều chỉnh

Ưu điểm:

  • Vệ sinh thuận lợi, dễ dàng tháo lắp
  • Dễ chỉnh sửa hơn cầu răng
  • Chi phí kinh tế hơn so với răng Implant

Nhược điểm:

  • Cảm giác không thoải mái, tự nhiên, bất tiện
  • Có thể rơi ra khi ăn nhai hoặc khi giao tiếp
  • Cần can thiệp điều chỉnh thường xuyên hơn các loại phục hình khác
  • Không ngăn cản được tiến trình tiêu xương do mất răng

Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn phương pháp nào hợp lý, hãy liên hệ với Nha Khoa Bắc Ninh để được giải đáp và tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.