Bật bí cách điều trị viêm lợi cho bé tại nhà

Viêm lợi là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bé. Do đó, việc tìm hiểu các phương pháp chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi là cần thiết, nhằm điều trị dứt điểm nếu không may bé nhà bạn đang mắc phải.

Chữa viêm lợi cho trẻ bằng phương pháp dân gian

1. Cách chữa viêm lợi bằng súc miệng nước muối

Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt mà an toàn cho người sử dụng. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm cơn đau do sưng lợi gây ra.

Cách thực hiện:

Hoàn 2 muỗng cà phê muối vào ly nước ấm dùng súc miệng 2 lần mỗi ngày đến khi cơn đau do thuyên giảm.

Dễ viêm loét họng khi súc miệng nước muối không đúng cách

2. Cách chữa viêm lợi bằng Lá ổi

Sử dụng từ 3 – 5 lá ổi rửa sạch bằng nước muối sau đó nhai trực tiếp trong 5 phút rồi rửa sạch lại với nước. Tránh để vụn lá ổi còn sót lại ở khoang miệng.

Lá ổi, vị thuốc 'thần' dễ kiếm nhiều người bỏ phí

3. Cách chữa viêm lợi bằng Tỏi tươi

Tỏi được coi là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, sử dụng tỏi là cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả mà an toàn.

Cách thực hiện:

Giã nhuyễn vài tép tỏi với một ít muối, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng lợi bị viêm. Bạn sẽ thấy tiến triển rõ rệt sau vài lần thực hiện.

Bí quyết chữa viêm lợi bằng thuốc nam

4. Cách chữa viêm lợi bằng Túi trà lọc

Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi, sâu răng khá hiệt quả.

Cách thực hiện:

Ngâm túi trà vào nước sôi rồi vớt ra để nguội. Sau đó để túi trà đã nguội lên vùng lợi bị viêm khoảng 5 phút rồi lấy ra. Đây là phương pháp chữa bệnh tại nhà rất hiệu quả.

Trà Túi Lọc 2 - Thảo Dược Thắng Tuấn

5. Cách chữa viêm lợi bằng Lá trầu không

Lá trầu không là một loại thực vật quá đỗi quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian, đặc biệt lá trầu không có tác dụng rất tốt chữa các bệnh liên quan đến răng miệng.

Cách thực hiện:

Chọn lá trầu không không quá già và không quá non, được hái vào khoảng 5h sáng. Sau đó pha với nước nóng tương tự như pha nước chè với liều lượng 3 lá cho 150ml nước. Dùng nước đã pha súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm sau vài ngày thực hiện.

Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không Đúng Cách Rất Hiệu Quả

6. Cách chữa viêm lợi bằng Mật ong

Bôi trực tiếp mật ong lên phần lợi bị viêm để sát khuẩn. Sau đó, pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách chữa viêm lợi bằng mật ong

7. Cách chữa viêm lợi bằng gừng tươi

Những thực phẩm giúp kiềm chế các cơn đau mạn tính - Báo Quảng ...

Theo nghiên cứu cho thấy trong gừng có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Vì vậy, gừng trở thành loại “thuốc” chữa viêm, sưng lợi hiệu quả.

Cách thực hiện:

Sử dụng một nắm nhỏ gừng tươi sắc với nước để uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống nước gừng này 2-3 lần mỗi ngày đến khi thấy lợi hết sưng đau thì có thể dùng. Chú ý nên pha loãng để tránh cho cơ thể bị nóng.

8. Chữa viêm lợi bằng Nước cốt chanh

Tự chữa viêm nướu răng | Sức khỏe | Thanh Niên

Đặc tính kháng viêm và hàm lượng vitamin C có trong nước cốt chanh hoàn toàn có khả năng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng, giúp nướu răng chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho răng cực hiệu nghiệm. 

Cách thực hiện khá đơn giản: phụ huynh có thể vắt nước cốt chanh ra một bát nhỏ, hòa thêm một ít nước ấm và muối rồi khuấy đều lên. Sau đó, dùng tăm bông thấm đều hỗn hợp rồi thoa lên vùng nướu xung quanh chân răng của bé. Giữ yên trong vài phút trước khi cho bé súc miệng bằng nước ấm.

 Chữa viêm lợi cho trẻ bằng thuốc

Nước súc miệng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị viêm nướu. Bên cạnh các loại nước súc miệng có thể tự làm ở nhà như đã kể ở trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc uống

Khi bệnh viêm nướu đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chusâu răng…;
  • Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng;
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng;
  • Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Phòng ngừa viêm lợi cho trẻ

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm viêm nướu nhất, do đây là lứa tuổi hiếu động, thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo, nhưng lại hay quên việc vệ sinh răng miệng. Các bậc phụ huynh nên chủ động quan tâm, nhắc nhở các em nhỏ có thói quen vệ sinh răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nướu. Một số lưu ý giúp phòng tránh viêm lợi ở trẻ:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ;

Trẻ bị viêm lợi và sốt

  • Khi hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng, nướu bạn nên kiểm tra bàn chải đánh răng của bé và đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất;
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, lấy cao răng cho bé sau mỗi lần tới nha khoa để giúp phát hiện sớm bệnh viêm nướu ở trẻ.

Trong điều trị viêm lợi ở trẻ, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại và đúng liều lượng có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn tới bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy khi các biện pháp điều trị viêm lợi tại nhà không hiệu quả hoặc khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để có các chỉ định điều trị đúng đắn và kịp thời.


Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.

Nếu phụ huynh có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Bắc Ninh để được tư vấn điều trị bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi.