Làm như thế nào khi trẻ bị viêm lợi?

Viêm lợi là bệnh phổ biến trong số các bệnh về răng miệng mà trẻ nhỏ thường gặp phải. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại làm trẻ khó chịu, biếng ăn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và lúng túng trong việc xử trí. Vậy cách trị viêm lợi cho trẻ như thế nào? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Bắc Ninh nhé!

Bị đau răng sưng lợi uống thuốc gì tốt nhất? - Tribenh.vn

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng của bé. Các mảng bám này chứa các loại loại vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và hỏng nướu răng. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây viêm lợi như:

  • Mọc răng: Khi con mọc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi. Tình trạng này chỉ có tính chất tạm thời. Thường gặp khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, bắt đầu mọc răng vĩnh viễn.
  •  
  • Sang chấn: Viêm lợi thường gặp do các sang chấn cơ học như: xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng,…
  •  
  • Chải răng không đúng cách hoặc ăn nhiều đồ cay nóng cũng là nguyên nhân gây viêm lợi cho trẻ.

2. Các loại viêm lợi mà trẻ thường mắc phải

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm lợi sẽ được chia thành 5 loại cơ bản:

  • Viêm lợi thông thường: là dạng phổ biến. Nó mang tính chất tạm thời rất nhanh khỏi nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
  •  
  • Viêm lợi do các bệnh về máu: Khi trẻ mắc các bệnh về máu rất dễ bị viêm lợi. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
  •  
  • Viêm lợi do vi khuẩn: Thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 5, nhất là những trẻ có đề kháng kém. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Herpes gây ra. 
  •  
  • Viêm lợi do dùng thuốc: Trường hợp này trẻ có thể tự khỏi, tuy nhiên nó sẽ khiến con gặp khó khăn khi ăn uống trong vài ngày. 
  •  
  • Viêm lợi loét hoại tử: Đa số trường hợp viêm lợi do các vi khuẩn, virus xâm nhập khiến bệnh ngày càng tăng nặng, mở rộng mức độ phá hủy mô mềm và mô cứng của lợi dẫn tới hiện tượng viêm loét lợi.

3. Các giai đoạn của bệnh viêm lợi

Thường viêm lợi ở trẻ được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu

Lợi bị sưng đỏ rất dễ bị chảy máu nhất là khi trẻ đánh răng; Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

Cha mẹ cần làm gì với bệnh viêm lợi ở trẻ?

  • Giai đoạn hai

Giai đoạn lợi bị viêm. Khi thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng và không được vệ sinh hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi. Thức ăn rắt ở kẽ răng nếu không được lấy ra ngoài biến chứng gây viêm lợi còn gây biến chứng sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống……

Cách trị viêm lợi ở trẻ nhỏ mà cha mẹ không nên bỏ qua

Những biến chứng viêm lợi ở trẻ: 

  • Lợi của trẻ dễ bị chảy máu, miệng trẻ có mùi hôi lạ gây giảm đề kháng và thiếu vitamin C ở lợi.
  • Viêm lợi ở trẻ còn làm ảnh hưởng đến chất lượng men răng khiến răng thường có màu ngà và dễ gây ra sâu răng.

3. Điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ

6 địa chỉ khám chữa răng cho trẻ uy tín tại Hà Nội

Khi con bị viêm lợi, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị. Việc này không những không trị được tận gốc mà còn khiến bệnh âm ỉ kéo dài. Hiện có một số phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ sau:

Loại bỏ mảng bám và cao răng

Cha mẹ cần chú ý đưa con đến phòng khám để bác sĩ lấy cao răng. Sau khi đã làm sạch các mảng bám, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.

Dùng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bé bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bên cạnh việc loại bỏ mảng bám, các bác sĩ sẽ cho bé dùng thêm thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Bên cạnh đó, bé cũng có thể dùng thêm nước súc miệng có chứa thuốc hydrogen peroxide, xylocaine hoặc nước muối để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu.

Phẫu thuật

Nếu bệnh chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Lúc này, có thể phải bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng cho trẻ.

Ghép nướu

Nếu mô nướu của bé bị tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị được, bác sĩ có thể lấy một mô nướu khỏe mạnh từ một phần khác và đắp vào phần mô bị hỏng. Việc này không những giúp trẻ có nụ cười đẹp, tránh sự ê buốt khi ăn uống mà đồng thời còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: phá hủy mô nướu, phá hủy xương,…

4. Biện pháp phòng tránh viêm lợi ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ là do vi khuẩn trong các mảng bám răng. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng bệnh.

  • Đối với những trẻ còn trong thời gian bú sữa mẹ. Mẹ nên dùng gạc cuốn vào đầu ngón tay làm sạch khoang miệng cho trẻ sau mỗi lần cho bú. Động tác cần làm nhẹ nhàng để tránh gây nôn, trớ cho con.
  •  
  • Đối với những trẻ lớn hơn, nên trẻ súc miệng hàng ngày và tập thói quen đánh răng sau khi ăn, 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
  •  
  • Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng.
  •  
  • Chọn loại kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.
  •  
  • Lựa chọn bàn chải có lông mềm, có khả năng chải sạch tất cả các kẽ răng mà không tổn thương đến lợi. Mẹ cần chú ý nên thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần.
  •  
  • Hạn chế cho con ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  •  
  • Thường xuyên đưa trẻ đến khám răng miệng và lấy cao răng 2 lần/năm.
  •  
  • Chế độ ăn uống đầy đủ và thư giãn hợp lý để tăng cường miễn dịch.

Để được tư vấn về viêm lợi ở trẻ nhỏ hoặc các bệnh lý về răng miệng vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Bắc Ninh.