Một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ

Những vấn đề sai lệch về răng và hàm do nhiều nguyên nhân: do sâu răng, mất răng sữa sớm, do trẻ bị chấn thương, do trẻ có các tật xấu như mút ngón tay, mút môi…hoặc do di truyền. Những thói quen này nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến các lệch lạc răng và hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, giọng nói của trẻ.

Phụ huynh hãy cùng Nha Khoa Bắc Ninh tìm hiểu những thói quen xấu có ảnh hưởng như thế nào đến răng miệng của trẻ và biện pháp khắc phục giúp con bạn có được hàm răng hoàn hảo và sức khỏe tốt nhé!

Một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng.

Tật mút ngón tay

Thói quen mút tay ở trẻ lợi hay hại?

Mút ngón tay là một phản xạ tự nhiên giúp cho trẻ phát triển cơ và hàm. Phản xạ này rất bình thường nếu chỉ xảy ra từ khi trẻ mới sinh đến 2 năm tuổi. Đa số trẻ dần dần từ bỏ thói quen này khi lớn lên.

Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thích mút tay liên tục cho đến tuổi đi học và kéo dài thói quen này cho đến khi trưởng thành. Trong trường hợp này, thói quen mút tay sẽ đem lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến biến dạng hình dáng của khoang miệng và bộ răng.

Tật đẩy lưỡi

Bệnh khớp cắn hở

Đối với trẻ sơ sinh khi nuốt, lưỡi có khuynh hướng đẩy ra trước. Trẻ em 6 tuổi trở lên hầu hết tự động thay đổi vị trí đặt của lưỡi khi nuốt, lưỡi được uốn cong lên vòm khẩu thay vì đẩy ra trước như động tác nuốt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số rất ít trẻ khi lớn vẫn giữ thói quen đẩy lưỡi ra trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng răng hô và ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tật đẩy lưỡi như ngậm núm vú, thói quen mút ngón tay trong thời gian dài, mất răng sữa sớm, lưỡi lớn bẩm sinh…

Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái

7 mẹo để ngăn chặn thói quen cắn móng tay ở trẻ nhỏ
Các thói quen này thường gặp ở tuổi đi học và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẩm mỹ, răng cửa không cắn khít được. Tật cắn viết, cắn bút chì, cắn nút chai, dùng răng để mở nút chai đều hậu quả về lâu dài.

Răng bị mòn và mẻ làm mất thẫm mỹ, nhưng chấn thương trên răng lâu dài có thể làm răng bị chết tủy và nặng hơn là gây nhiễm trùng trên gốc răng mà bệnh nhân không biết. Trong trường hợp này nếu không chữa đúng cách răng có thể phải nhổ vì nhiễm trùng trên xương hàm.

Trẻ thở miệng

Bé hay thở bằng miệng: Có phải dấu hiệu bệnh? - Báo Người lao động

Nguyên nhân: Dị ứng mãn tính, amidan phì đại, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, hẹp đường hô hấp trên, mút ngón tay, sai lệch răng và xương, hai môi không thể khép kín khi ngủ…là những nguyên nhân gây ra tật thở miệng.

Hậu quả: việc thở miệng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như hơi thở hôi, ngáy khi ngủ, biến dạng vòm khẩu, viêm nướu…

Nếu con em bạn có biểu hiện thở miệng, bạn nên đưa bé khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hoặc bác sĩ răng hàm mặt để kiểm tra xem bé có đang mắc phải các vấn đề kể trên hay không? Loại bỏ nguyên nhân và tác nhân gây ra thở miệng sẽ giúp trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.

Tật nghiến răng

Các nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ | VinmecTật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm. Học sinh, sinh viên bị áp lực học tập và thi cử nặng nề ảnh hưởng làm căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ cũng bị tật nghiến răng. Còn ở trẻ em, có thể do bị ký sinh trùng đường ruột, do sán, giun làm cho cơ thể trẻ luôn bị bứt rứt khó chịu.

Ở trẻ em, tật nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng như ở người lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.

Tật chống cằm

Ảnh hưởng của răng sai khớp cắn - Nha Khoa Number One

Ở tuổi đi học, bé cũng hay có thói quen chống cằm trong lúc ngồi học, hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt.

Tật ôm gối ngủ, hoặc nằm nghiêng nhiều về 1 bên khi ngủ

Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Sự lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành. Vì vậy nên tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau..

Biện pháp gì có thể giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu

  • Thường xuyên nhắc nhở, động viên là biện pháp tích cực nhất để giúp trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.
  • Đối với tật đẩy lưỡi, bài tập nuốt được thực hiện thường xuyên khoảng 20 lần trước mỗi bữa ăn có thể cho kết quả tốt.
  • Điều trị tật nghiến răng phải biết rõ nguyên nhân: Đối với người lớn nên đi khám nội khoa để biết được nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh. Về ban đêm có thể uống thuốc an thần nhẹ. Tuy nhiên khi dùng thuốc an thần phải có chỉ định của bác sĩ và không thể dùng trong thời gian lâu được. Để tránh ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm bệnh nhân phải đi khám bác sĩ răng hàm mặt, giải pháp điều trị thường là cho bệnh nhân đeo một máng nhựa nằm giữa 2 hàm răng và cho bệnh nhân đeo trong lúc ngủ. Máng chống nghiến răng bằng nhựa mềm và bảo vệ cho răng không bị chấn thương khi bệnh nhân nghiến răng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Bắc Ninh để được tư vấn chi tiết miễn phí. Hoặc bạn có thể đưa trẻ đến phòng khám, Bác sĩ có thể sử dụng một loại khí cụ đặc biệt được gắn trong miệng để ngăn chặn những vấn đề này.