Phân biệt sún răng và sâu răng ở trẻ nhỏ

Hiện tượng sâu răng và sún răng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ. Biết cách phân biệt sún răng và sâu răng ở con sẽ giúp mẹ hiểu và đưa ra cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.

Có nhiều mẹ nghĩ rằng sâu răng và sún răng là bệnh lý răng miệng giống nhau. Tuy nhiên, sún răng và sâu răng lại là hai tình trạng bệnh hoàn toàn khác nhau. Bài viết sau đây Nha Khoa Bắc Ninh sẽ cung cấp cho mọi người thông tin đầy đủ về hai tình trạng này để cha mẹ có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời cho trẻ

Sún răng

Làm thế nào khi bé bị sún răng sớm? | Vinmec

Sún răng thường xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Sún răng sẽ làm tiêu dần răng sữa của trẻ. Thông thường răng cửa hàm trên của bé là hay bị sún nhất. Ban đầu trên răng sẽ xuất hiện một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, sau đó răng sẽ dần dần mủn và tiêu đi. Đặc biệt, quá trình sún răng này không làm trẻ có cảm giác đau nhức; chỗ răng bị sún lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần sát nướu rất cứng và đen bóng.

Lúc đầu, lợi của bé sẽ hơi cứng, chảy máu, khi bé nói hay thở thấy có mùi hôi, về sau sẽ trở lại bình thường. Đến thời kì này, bệnh không tiến triển nữa, khi đó chân răng của bé sẽ giữ nguyên như vậy đến 3 hay 4 năm nữa đến khi răng vĩnh viễn được mọc lên và thay thế những chiếc răng này.

Với trường hợp răng sún bị mòn dần vào đến tủy sẽ bị hở, khi đó ngà răng bị lộ ra. Lúc này, trẻ sẽ có cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé quấy khóc và trở nên biếng ăn.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng sún răng ở trẻ

– Việc bé ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường, uống các thức uống có ga khiến những vi khuẩn dính và bề mặt răng. Vi khuẩn trên mảng bám sẽ biến đổi chất đường trong mảng bám thành axit. Axit này sẽ ăn mòn dần dần men răng.

– Mẹ không ý thức cho trẻ vệ sinh răng miệng từ khi còn nhỏ, bé không được vệ sinh răng miệng tốt cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng sún răng. Nhiều mẹ cho răng trước sau gì răng sữa của bé cũng sẽ thay nên việc giữ gìn vệ sinh khi trẻ còn nhỏ là không cần thiết. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

– Việc bé sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây nên tình trạng biến màu răng ở trẻ, khiến răng vàng ố, các vi khuẩn dễ dàng tấn công gây phá hủy men răng dẫn đến tình trạng sâu răng và sún răng ở trẻ. Cũng có thể khi mang thai, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh làm cho răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng không cao, răng dễ bị tổn thương hơn nếu cùng chịu một tác động của yếu tố nguy cơ sâu răng, dễ bị sâu, mẻ, vỡ răng, men răng biến thành màu vàng sẫm.

Trường hợp trẻ mới bị sún răng, các bác sĩ sẽ nạo sạch những chất mủn và hàn chất thuốc thay thếđể tái tạo lại các hình dáng của răng và giúp trẻ nhai thức ăn được một cách dễ dàng hơn. Mẹ cũng nên cho bé dùng vitamin D và uống các nước hoa quả chứa nhiều vitamin. Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng vô cùng cần thiết. Mẹ hãy cho trẻ súc miệng nước muối hay tạo cho trẻ thói quen đánh răng 2lần/ngày để đảm bảo răng miệng của trẻ luôn được sạch.

Khi trẻ bị sún răng, mẹ cũng không nên nhổ răng đó vì việc làm này sẽ ảnh hưởng đến việc mọc các răng vĩnh viễn sau này, sẽ khiến trẻ bị hô, vẩu, lệch lạc, khấp khểnh,…

Sâu răng

Bệnh sún răng ở trẻ - NHA KHOA PHUONG ANH

Sâu răng là bệnh làm tiêu hàm và dần dần hủy hoại toàn bộ cấu trúc của răng. Bắt đầu răng có màu xám, rồi dần dần răng sẽ lún sâu dưới lợi, lợi sẽ trùm lên trên răng và cọ xát với răng, khi đó lợi sẽ sưng lên và dẫn đến tình trạng chảy máu

Không giống với sún răng, độ tuổi bé bị sâu răng thường từ 3 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ là do vi khuẩn. Sự phát triển sâu răng ở trẻ em thông qua một phức hợp các yếu tố bệnh căn. Tác động tương đối của mỗi yếu tố vẫn chưa hiểu đầy đủ và rõ ràng, chúng khác nhau rất nhiều giữa các cá thể. Dù yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến sự hình thành sâu răngnhưng di truyền chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nguyên nhân chính gây ra sâu răng là do yếu tố môi trường. Có tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để hình thành nên sâu răng: răng, mảng bám, chất đường và thời gian.

Vi khuẩn gây ra sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không thể gây sâu răng được. Cần phải có sẵn nguồn chất đường cho sự chuyển hóa của vi khuẩn. Các loại Carbohydrate tinh chế đặc biệt dưới dạng sucrose lên men để tạo ra dextran. Ngoài ra, vi khuẩn còn chuyển hóa thành các Carbohydrate lên men, như sucrose thành acid. Nếu pH đủ thấp , chính sự sinh acid này sẽ làm mất khoáng men.

Phòng ngừa sâu răng và sún răng cho trẻ

Sâu răng ở trẻ em và các cách phòng ngừa hiệu quả

Dù là sâu răng hay sún răng thì các mẹ cũng đừng nên chủ quan. Mẹ hãy cho bé đi khám tại các trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho hàm răng của trẻ các mẹ nhé!

Vệ sinh răng cho bé đúng cách

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là thời điểm người mẹ cần chăm sóc đặc biệt cho răng trẻ. Ban đầu, cha mẹ có thể vệ sinh răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn, làm sạch răng và họng, phòng ngừa sún răng và viêm họng cho bé.

Khi bé được 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé ăn được nhiều loại thức ăn của người lớn thì hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Phụ huynh nên chải răng cho bé bằng kem đánh răng có chứa flour để ngừa sâu răng. Với những bé có thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, các bậc phụ huynh nên cho con chải răng ngay sau khi ăn để tránh sún răng, sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi, bố mẹ nên cho bé tập tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ).

 Lưu ý về thực đơn cho bé

Trong thời kỳ trẻ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho răng của bé (giàu canxi và flour) vào chế độ ăn như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,… Cà rốt cũng là loại thực phẩm giúp răng chắc khỏe, giúp lợi mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh, bánh kẹo,…

Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh là một trong những thủ phạm gây vàng răng, hỏng men răng, đổi màu răng và rất khó để tẩy trắng lại. Vì vậy, để bảo vệ răng của bé, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất cha mẹ không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.

Loại bỏ những thói quen xấu

Để bảo vệ răng của trẻ, các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối chú ý không cho trẻ bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ. Đồng thời, không nên cho trẻ dùng răng cắn vật cứng, hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì sau khi uống sữa cha mẹ phải cho bé uống nước lọc để súc miệng. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên ngưng cho trẻ bú đêm khi bé được 8 – 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì việc bú về đêm sẽ cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao dễ gây hư răng sữa. Với những trẻ có thói quen ngậm cơm, cha mẹ cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì cha mẹ nên đưa bé đến khám chuyên khoa răng – hàm – mặt tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bé, đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm tránh được hiện tượng răng bé mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này.

Vấn đề sún răng và sâu răng của trẻ hoàn toàn có thể được phòng ngừa kiểm soát nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.

Cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh răng miệng của trẻ hãy liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Bắc Ninh để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.