Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Nha Khoa Bắc Ninh tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Ở trẻ nhỏ, tình trạng này không phải là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thế nhưng, ngoài nguyên nhân này, cũng còn một vài nguyên nhân khác mà bạn nên lưu ý. Đây là không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng, do đó bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ và cách để xử lý vấn đề này.
Những nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi
1. Khô miệng
Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nếu bé bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng thì sẽ khiến vi khuẩn trong miệng có cơ hội tăng trưởng, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt giúp làm sạch và làm ẩm khoang miệng, nếu không có đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn trong miệng gia tăng, thiếu oxy và nước bọt, tất cả những điều này đều khiến cho hơi thở có mùi. Ngoài ra, những thói quen của bé như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
2. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không đúng cách khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng mà không trôi đi trong thời gian dài, dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu, làm hại đến men răng của bé.
3. Dị vật ở mũi
Trẻ nhỏ thường hay nhét những vật nhỏ như hạt đậu, đồ chơi… vào mũi. Điều này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.
4. Bệnh nha khoa
Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng… cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi.
5. Những món ăn có mùi
Bạn cho bé ăn những thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, phô mai… cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi.
6. Bệnh viêm nhiễm
Các căn bệnh như viêm amiđan, viêm xoang, trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD) hoặc dị ứng theo mùa cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi. Ngoài ra, các căn bệnh như viêm nướu, tiểu đường và viêm xoang cấp tính cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Viêm đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân khiến bé bị lở miệng, nướu đỏ và hơi thở có mùi hôi.
7. Các thành phần hóa học của các sản phẩm làm sạch răng
Có một số loại kem đánh răng có chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Những loại kem đánh có chứa SLS (sodium lauryl sulfate) thường làm tổn thương các mô miệng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
8. Thuốc
Đôi khi thuốc là nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy các hóa chất trong thuốc dẫn đến hôi miệng.
9. Giải phẫu cắt amiđan vòm
Việc cắt bỏ amiđan vòm thường là do amiđan bị nhiễm trùng hoặc bị sưng, nhiễm trùng tai hoặc xoang. Sau phẫu thuật, hơi thở có mùi hôi là điều phổ biến và thường biến mất trong vòng vài tuần.
Hơi thở có mùi thường là do những nguyên nhân trên. Tuy nhiên, hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi ngủ, nước bọt không sản xuất đủ khiến cho vi khuẩn tích tụ, dẫn đến tình trạng hôi miệng vào buổi sáng.
Lưu ý:
Những bé ở tuổi đi mẫu giáo thường dễ bị hôi miệng do khi đến trường, bé tiếp xúc với những đứa trẻ khác và dễ bị lây nhiễm những vi khuẩn truyền qua đường hô hấp. Những vi khuẩn này thường khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng.
Cách trị hôi miệng cho bé
Để ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm hàng đầu. Bên cạnh đó, việc sản xuất nước bọt thường xuyên cũng giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử để trị hôi miệng cho bé:
• Dạy cho bé phương pháp chải răng đúng cách để chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng một chiếc bàn chải mềm để loại bỏ những thức ăn thừa dính ở răng.
• Rơ lưỡi cho bé bằng những dụng cụ làm sạch.
• Cho bé uống nhiều nước để tăng cường sản xuất nước bọt.
• Sử dụng kem đánh răng không chứa chất mài mòn.
• Loại bỏ thức ăn thừa dính ở răng bằng chỉ nha khoa.
• Thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
• Thường xuyên rửa tay bằng xà bông.
• Nếu bé có thói quen mút ngón tay hoặc ngậm đồ chơi, hãy rửa đồ chơi và các vật dụng khác thường xuyên.
• Khử trùng núm vú giả nếu bạn cho bé ngậm ti giả.
Không cho trẻ nhỏ sử dụng nước súc miệng vì bé sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ hết nước súc miệng. Bên cạnh đó, một số loại nước súc miệng chỉ chứa cồn. Không những không có tác dụng làm sạch mà còn làm hơi thở của bé có mùi hôi do những loại nước súc miệng này khiến bé bị khô miệng.
Khi nào nên đưa bé đi khám sĩ?
Bạn nên thường xuyên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu bé bị hôi miệng, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra. Chăm sóc răng miệng và điều trị các bệnh nha khoa là những biện pháp lý tưởng để chấm dứt vấn đề hôi miệng.
Nếu hôi miệng không phải là do các vấn đề về răng miệng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám xem bé có bị những căn bệnh tiềm ẩn nào không. Bởi hôi miệng không chỉ là do những bệnh về răng miệng mà còn là do một số căn bệnh khác gây ra. Nếu bạn cảm thấy hơi thở của bé có mùi bất thường hoặc bé cảm thấy khó chịu, hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Một số virus cảm cúm có thể khiến bé bị viêm họng, sốt, ăn không ngon và hôi miệng. Khi bé hết bệnh thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Không những vậy, việc dạy bé những kiến thức về việc chăm sóc răng miệng cũng đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Bắc Ninh để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.