Lấy cao răng

Cao răng là những mảng bám tích tụ giữa các kẽ răng và chân nướu. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vôi răng (cao răng) còn là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng bạn cần lấy vôi răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Lấy cao răng, đánh bóng răng tại Nha khoa Tâm Việt

Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng) là những mảng bám được tích tụ  giữa các kẽ răng và chân nướu. Chúng bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.  Cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Sau một thời gian bám trên bề mặt và kẽ răng, cao răng sẽ gây nên bệnh viêm nướu và bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Lấy cao răng là gì? Có tốt không? Quy trình cạo men răng thế nào?

Những tác hại của vôi răng đối với răng miệng:

  • Cao răng được hình thành từ thức ăn thừa bị vôi hóa, do đó nó sẽ làm hơi thở có mùi hôi
  • Mảng bám tích tụ quá nhiều và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nhiều thì nguy cơ bị sâu răng sẽ càng cao.
  • Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn có hại gây sâu răng.
  • Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
  • Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
  • Tụt nướu làm lộ chân răng.
  • Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.

Vì vậy, lấy cao răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần là việc hết sức cần thiết để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những tác hại do vôi răng gây ra.

Lấy cao răng có đau không? 

Với những người lấy cao răng lần đầu, có thể bạn sẽ thấy ê răng tuy nhiên sẽ không bị đau. Đến những lần sau thì cảm giác này sẽ không còn nữa. 

Đối với những người có bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

Ngoài ra, khi lấy cao răng có thể thấy chảy máu. Việc chảy máu nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình trạng cao răng dày hay mỏng, mức độ nhạy cảm của nướu và tay nghề của bác sĩ. Sau khi lấy cao răng xong, không nên uống nước nóng hoặc lạnh bởi nó có thể sẽ khiến bạn có cảm giác ê buốt. Bạn cũng không cần lo lắng về việc này vì cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.

Quy trình lấy cao răng

quy trình lấy cao răng

Bước 1. Thăm khám và tư vấn: 

Bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát để xác định mức độ cao răng cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn phương pháp lấy cao răng phù hợp hoặc điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.

Bước 2. Vệ sinh răng miệng. 

Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành lấy cao răng nhằm đảm bảo môi trường thực hiện sạch khuẩn, ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra.

Bước 3. Thực hiện lấy cao răng. 

Bác sĩ tiến hành cạo bỏ cao răng bằng cách đưa đầu máy siêu âm di chuyển nhẹ nhàng quanh răng, giữa các kẽ răng và bên dưới nướu. Mảng bám và cao răng sẽ bị tách khỏi bề mặt răng nhờ tác động rung của bước sóng siêu âm mà không làm tổn thương các mô mềm.

Bước 4. Đánh bóng răng. 

Sau khi lấy cao răng, bạn sẽ được bôi thuốc đánh bóng và sử dụng chổi đánh bóng răng nhằm giúp bề mặt răng nhẵn mịn. Răng sau khi đánh bóng sẽ trơn láng, hạn chế sự tích tụ của mảng bám, cao răng, giúp răng sáng bóng và có nụ cười đẹp hơn.

Bước 5. Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng. 

Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng lại lần nữa đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng và hẹn tái khám nếu cần thiết.