Trẻ thay răng sữa chậm có đáng lo hay không?

Thay răng sữa là một trong những quy luật tự nhiên để những chiếc răng trên cung hàm của chúng ta được phát triển bền vững, hầu như trong tất cả các trường hợp, thời gian thay răng sữa ở trẻ em được diễn ra theo đúng trình tự thời gian cụ thể, nhưng vẫn có một số trường hợp bị thay răng chậm hơn. Vậy vì sao trẻ lại răng răng sữa chậm? Hãy cùng Nha Khoa Bắc Ninh tìm hiểu vấn đề này ở bài viết sau đây nhé!

Vì sao trẻ lại thay răng sữa chậm?

Khi những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi để thay vào đó những chiếc răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt quãng thời gian sau này được coi là một trong những “cột mốc” quan trọng của trẻ. Và đây cũng chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con em mình.

Thông thường, thời gian thay răng sữa sẽ diễn ra khi trẻ được 6 tuổi, thứ tự thay răng sữa cũng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa. Chiếc răng nào mọc trước thì sẽ thay trước cho đến khi bé được 11 – 12 tuổi. Nhưng trong một số trường hợp, các bé lại có thay gian thay răng sữa rất chậm, vậy vì sao trẻ lại thay răng sữa chậm?

Tre-6-tuoi-chua-thay-rang

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần, nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể 1 – 2 tháng.

Cũng như các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng nhanh hay chậm. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này không chỉ có thể gây ra viêm nhiễm mà còn khiến răng chậm mọc lên nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Lưu ý khi trẻ thay răng sữa

Hướng dẫn nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, đúng thời điểm

Dưới đây là những lưu ý để bé có một hàm răng đều và đẹp khi thay răng sữa:

+ Theo dõi quá trình phát triển của răng vĩnh viễn

Bố mẹ nên theo dõi thường xuyên thời điểm mọc răng của bé để phát hiện sớm các vấn đề trong thời gian này như: khoảng cách lớn giữa 2 răng cửa, răng vĩnh viễn mọc lệch, răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Từ đó, có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ hoặc dẫn con tới các cơ sở nha khoa để khắc phục.

+ Không nhổ răng khi răng chưa sẵn sàng rụng

Khi răng chưa sẵn sàng rụng bố mẹ nên nhắc các con không nên nhổ răng. Nhổ răng sai thời điểm có thể khiến chân răng bị chảy máu nhiều và có thể gây ra nhiễm trùng. Nếu việc nhổ răng sữa làm bé sợ, gây ra nhiều khó khăn bố mẹ có thể đưa bé đến nha sĩ để được giúp đỡ.

+ Nhắc bé đánh răng

Đánh răng mỗi ngày sẽ đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi bé đã thay răng sữa thành răng vĩnh viễn thì càng nên nhắc nhở bé đánh răng để tạo thành thói quen. 

Bố mẹ nên chọn cho bé các bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu lợi của bé. Nên đánh răng từ 2 – 3 phút 1 lần và thay bàn chải sau 3 – 4 tháng. Sau khi đánh răng xong bạn có thể cho bé súc miệng thêm với nước muối hoặc nước súc miệng để răng được bảo vệ tốt hơn.

+ Khám răng thường xuyên

Nên cho bé đi khám nha sĩ định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện các loại bệnh và đưa ra biện pháp phòng tránh sớm nhất.

+ Loại bỏ các thói quen xấu

Không ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm dạng cứng, cũng không nên để bé chạm tay vào lợi khi răng sữa đã rụng. Đây là các thói quen xấu ảnh hưởng tới quá trình mọc răng của bé.

Có cần phải đưa trẻ đến nha khoa để thay răng không?

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng uốn ván.

Lấy Tủy Răng Sữa Có Ảnh Hưởng Răng Vĩnh Viễn Không?
Cần phải cho trẻ khám răng khi đến giai đoạn thay răng

Đặc biệt, trong trường hợp trẻ thay răng sữa chậm thì các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến nha khoa để tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu, bé có mầm răng hay không để từ đó có những cách khắc phục nhanh nhất, giúp trẻ có được một hàm răng đầy đủ và khỏe mạnh về sau này.

Vấn đề vì sao trẻ lại thay răng sữa chậm đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể trên đây, nếu mọi người còn vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Bắc Ninh để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.